Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường TH Mỹ Tú C
ỨNG DỤNG NỀN TẢNG SỐ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
Ngày đăng: 06-10-2023

ỨNG DỤNG NỀN TẢNG SỐ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

I. Tổng quan về thiết kế bài giảng

1.1. Một số khái niệm

            - Bài giảng trực tuyến: Đa phần là bài giảng dưới dạng video được upload lên internet để dạy học

            - Bài giảng điện tử: Ứng dụng CNTT vào bài giảng: multi media, đồ thị, biểu đồ, infographic

            - Giáo án điện tử: Có mục tiêu, đối tượng, nội dung, phương pháp đào tạo.

            - Bài giảng e-learning: Bài giảng điện tử + Quiz + Video + Gamification -> SCORM => Tăng tinh tương tác, khả năng thích ứng, khả năng truy cập, khả năng tái sử dụng

1.2. Phân biệt bài giảng điện tử và bài giảng e-learning

            - Bài giảng điện tử không có Quiz – câu hỏi tương tác; không đóng gói dưới dạng Scorm.

1.3. Công cụ xây dựng bài giảng E-learning

            - Ispring Suite

            - Adobe Presenter

            - Articulate Storyline

1.4. Tiêu chí đánh giá bài giảng E-learning

            - Nội dung chuyên môn (30 điểm)

            - Phương pháp e-learning (50 điểm)

            - Tư liệu (10 điểm)

            - Công nghệ (10 điểm)

2. Quy trình số hóa bài giảng e-learning

2.1. Cấu trúc bài giảng E-learning

            - Slide tiêu đề

            - Slide khởi động

            - Slide giới thiệu bài

            - Slide mục tiêu bài học Kiến thức/Kỹ năng

            - Slide tổng quan nội dung bài học

            - Slide hoạt động học tập

            - Slide kiến thức trong bài học

            - Quiz/Game

            - Tổng kết

            - Kết thúc

            - Tài liệu tham khảo

2.2. Quy trình thiết kế bài giảng e-learning

            - Lựa chọn chủ đề: Chọn một tiết dạy/1 chủ đề nào có thể đa dạng đc các hoạt động và tương tác khi triển khai

            - Học liệu: Chuẩn bị video minh họa hoặc video trải nghiệm, video quay giới thiệu bài, video quay kết thúc bài, hình ảnh, tài liệu tham khảo, câu hỏi trắc nghiệm, bài tập ....

            - Kịch bản chi tiết: Thể hiện ý đồ kịch bản sư phạm cho bài giảng

            - Kịch bản số hóa: Chuyển ý tưởng SP thành kịch bản tương tác trên bài giảng

==> Chia nhỏ hoạt động

            - Số hóa bài giảng: Bài giảng có bố cục, font chữ, màu sắc thể hiện theo kịch bản số hóa

            - Ghi âm, ghi hình và đồng bộ: Tiến hành ghi âm trực tiếp hoặc bằng các thiết bị ghi âm; tiến hành đồng bộ hiệu ứng với âm thanh

            - Quiz, Game học tập: Chia nhỏ hoạt động, thiết kế các câu hỏi trắc nghiệm hoặc các game học tập

            - Hoàn thiện bài giảng: Thông tin giáo viên, thiết lập khung giao diện bài giảng, xem trước và đóng gói BG E-Learning.

3. Lên ý tưởng thiết kế

3.1. Powerpoint

            - Thiết kế bài giảng điện tử/ bài thuyết trình

            - Làm việc cộng tác, nhóm trên Power point (PPT online)

            - Ấn phẩm truyền thông: Poster, Cover, Infographic

            - Video intro/ outro đẹp mắt

            - Phim hoạt hình, video tương tác

            - Các trò chơi học tập trên Power point

3.2. Các đối tượng trên 1 slide

            - Hình ảnh

            - Hình khối

            - Chữ

3.3. Kỹ thuật phân cấp thông tin

            - Mục đích: Tăng yếu tố dễ đọc cho người xem; Dễ nắm được Key word, tính ưu tiên; Thiện cảm với người xem

            - Các cách phân cấp thông tin:

            + Điều chỉnh kích thước văn bản, size font

            + Sử dụng màu sắc

            + Tạo điểm nhấn bằng các shape; icon2. Tư duy thiết kế, lên ý tưởng thiết kế, quy trình số hóa bài giảng

II.. Những điểm cần lưu ý khi thiết kế bài giảng

1.Font chữ

Nhóm loại font 

            ** Font có chân

            ** Font không chân

            ** Font viết tay

--> trong thực tế sử dụng font chữ không chân

* Sử dụng trong PP: chữ không chân

* Nguyên tắc:

    ** Không viết hoa cả dòng

    ** Tránh dùng những font quá quen thuộc

    ** Thay đổi font:

https://www.dafontvn.com/

https://fonts.google.com/

** VD cách tìm font và cài đặt font:

            - Vào fonts.google.com -> tìm kiếm font roboto -> nháy vào download family -> nháy phải chuột chọn extract file để giải nén

            - Cách cài đặt: nháy phải chuột -> chọn extract files -> chọn roboto -> tô đen -> nháy phải chọn install để cài đặt. Tắt pp đi, mở lại để dùng font.

            ** Nên dùng font cùng một họ

            ** Lưu ý việc ngắt dòng: không để rơi từ "chữ mồ côi".

* Nhúng font: Đảm bảo copy từ máy này sang máy khác không bị lỗi font. Cách nhúng như sau:

            • Cỡ chữ khuyến cáo:

            • Vào file -> chọn option -> chọn save -> ở mục Embed fonts in the file -> chọn tích vào embed all characters -> nhấn ok.

            * Chuyển đổi toàn bộ font: Nháy vào một dòng để nhận font -> Home -> thẻ Editing -> replace -> chọn Replace font -> chọn font chữ cần đổi -> nhấn replace.

            * Những đối tượng chữ trong 1 slide:

     màu, viết hoa

        ** Tiêu đề phụ: 30, light

        ** Ý chính: 22, bold

        ** Nội dung: 16-22, light/thường

        ** Chú thích: 14-16, light

2.Màu sắc

            *Màu chính (đỏ - vàng - xanh dương)

            * Màu thứ cấp

            * Màu tam cấp

            *Gam màu nóng: đỏ, cam, vàng

            * Gam màu lạnh: tím,xanh dương, xanh lá cây

            * Trắng - đen: không phải là màu: nó là "độ"

            ** Màu nhấn

            ** Màu nổi

            * Tương phản rất mạnh: màu nhấn dành cho tiêu đề chính, ý chính, keywords, hình khối nhấn mạnh

            * Tương phản mạnh: Trắng/đen (màu nối) dùng cho chữ nội dung, tiêu đề phụ, nền

            * Tương phản yếu: xánh đen/xám trắng dùng cho ghi chú, thông tin phụ, đường line phân cách các đoạn nội dung

            * Màu chủ đạo của bài: theo logo

            * Tìm màu:

https://colorhunt.co/

https://www.schemecolor.com/

Cách lấy màu: mở web tìm màu -> chụp ảnh màn hình để lấy màu -> dán vào power point -> vào format shape / shape fill/ dùng bút chấm màu eyedroper để chấm màu cho đối tượng.

            * Xử lý ảnh trên slide: nháy chuột vào ảnh -> chọn tab Picture Format, không nên để ảnh lên nền màu

* Quy tắc 1: Phối màu kiểu đơn sắc:

    - Không được dùng màu khác

    - Phối hợp đơn giản tạo nên sự chuyên nghiệp

    - Tối đa 3 màu/1 slide

* Quy tắc 2: Phối màu kiểu tương đồng

            - Là những màu đứng cạnh nhau trong bánh xe màu

            - Có sắc độ gần nhau, cảm giác hài hòa

            - Lưu ý: Một màu chủ đạo, một màu hỗ trợ, một màu điểm nhấn

* Tham khảo ý tưởng: https://freepik.com/

* Quy tắc 3: Phối màu kiểu tương phản

3.Layout (Bố cục)

3.1. Khái niệm

            - Layout có thể hiểu đơn giản là bố cục – cách sắp xếp trình bày nội dung trên một trang slide.

3.2. Lợi ích của layout

            - Kết cấu bài giảng vững chắc, mạch lạc

            - Tiết kiệm thời gian bố trí các đối tượng

3.3. Nguyên tắc thiết kế layout

            - Nguyên tắc thiết kế cân bằng

            - Cân bằng đối xứng

Một trang slide được chia làm 2 phần và các yếu tố thiết kế (hình ảnh/ icon/ chữ/ …) được đặt ở các vị trí tương tự nhau có cùng kích cỡ.

            - Cân bằng bất đối xứng

Một trang slide được chia làm hai phần và các yếu tố thiết kế (hình ảnh/ icon/ chữ/ …) ở mỗi phần khác nhau về vị trí và kích cỡ, nhưng vẫn tạo sự cân bằng.

            - Nhấn mạnh (Emphasis)

Trong layout PowerPoint, nên tạo ra vài yếu tố nổi bật và thu hút sự chú ý

Tăng kích cỡ, in đậm chữ, sử dụng màu sắc nổi bật hoặc xem xét vị trí của ảnh/ icon/ .v.v..

4. Hiệu ứng

            - Không nên sử dụng quá nhiều hiệu ứng -> Gây rối mắt, khó theo dõi nội dung chính

            - Hiệu ứng : Morph

III. Hướng dẫn tìm nguyên liệu

            - Slide (Canva, VNpikbest, SlideGo)

            - Hình ảnh

            - Video

            - AI (Audio, Video, Ảnh)

            - Tài liệu gửi kèm + Video 7 tiếng (Thiết kế bài giảng trên PowerPoint cơ bản, sử dụng Camtasia biên tập video, sử dụng iSpring thiết kế bài giảng E-learning)

IV. Ứng dụng Canva vào thiết kế bài giảng

4.1. Giới thiệu về Canva

            - Canva là gì ?

            - Có những tính năng cơ bản, nâng cao gì ?       

            - Các phiên bản (Miễn phí, Education, Pro)

            - Ưu điểm : Không cần cài font chữ, nhiều template, nhiều nguyên liệu có sẵn, hỗ trợ thiết kế nhanh, sinh động hơn.

            - Nhược điểm : Chi phí cao.

4.2. Những nội dung cần biết trước khi thiết kế trên Canva

            - Chuyển tiếng Anh sang tiếng Việt.

            - Màu sắc

            - Font chữ (Hướng dẫn tìm kiếm các bộ Font tiếng Việt, Hướng dẫn upload Font lên Canva)

            - Hướng dẫn tìm kiếm và sử dụng Tư liệu trên Canva

            - Xuất bản Canva sang Power Point, PDF, dạng Ảnh.

4.3. Hướng dẫn thực hành thiết kế trên Canva

            - Thiết kế trang bìa của bài giảng

            - Kỹ thuật bỏ nền ảnh chèn chân dung

            - Sử dụng Pixton để chèn hoạt hình

            - Chèn Video AI hôm trước

            - Làm 1 sách nói tạo từ Audio AI

Kỹ năng sống
Kiến thức phổ thông
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 14
  • Trong tuần: 427
  • Trong tháng: 767
  • Trong năm: 6647
  • Tất cả: 17319