Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường TH Mỹ Tú C
Chuyên đề khối 5-2024
Ngày đăng: 17-04-2024

 

 

UBND HUYỆN MỸ TÚ

TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ C

 

-------e&f--------

 

 

 

 

 

 BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

 

 

 

  BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5

 THỰC HIỆN TỐT PHÉP CỘNG, TRỪ, NHÂN, CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN TRƯỜNG TIỂU HỌC MỸ TÚ C

 

 

 

 

 

 

 

 

           NĂM HỌC: 2023-2024

 

 

 

                                                                                  

 

 

 

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ

 

Tên chuyên đề: Biện pháp giúp học sinh lớp 5  thực hiện tốt phép cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian ”

          Đơn vị:  Tập thể tổ chuyên môn khối 5, Trường tiểu học Mỹ Tú C

 

1. Đặt vấn đề

Ở cấp Tiểu học cùng với các môn học, môn Toán cung cấp cho học sinh những kiến thức ban đầu về Số học, Đại lượng và đo đại lượng, Yếu tố hình học và Giải bài toán. Học Toán góp phần quan trọng trong việc rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy, suy luận logic, góp phần phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, từ đó hình thành các phẩm chất nhân cách con người.

Trong chương trình Toán lớp 5, học sinh tiếp tục được làm quen với một trong những nội dung kiến thức hết sức cơ bản đó là phần Số học. Trong đó, học sinh được học phép cộng, phép trừ, phép nhân và phép chia với số đo thời gian. Với những nội dung này, học sinh được hình thành và rèn luyện các kỹ năng thực hành về cộng, trừ, nhân, chia với số đo thời gian và các kỹ năng tính toán khác...

Qua thực tế giảng dạy hàng ngày cho thấy, khi học cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian học sinh còn hay mắc phải một số lỗi cơ bản từ cách trình bày đến việc thực hiện kỹ thuật tính, dẫn đến kết quả tính chưa chính xác. Nếu những lỗi của học sinh không được sửa kịp thời dần dần sẽ ảnh hưởng đến kỹ thuật tính, kỹ năng học toán của các em ở lớp 5 và ảnh hưởng đến việc học toán khi lên các lớp trên.

Xuất phát từ những hạn chế đó, để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Toán lớp 5 nói riêng và chất lượng dạy học nói chung, đồng thời để giúp các em có kỹ năng thực hiện tốt các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian chúng tôi gặp không ít những thuận lợi và khó khăn như sau:

Để khắc phục những tình trạng trên chúng tôi đã tập trung nghiên cứu, chọn những phương pháp giải quyết thích hợp và tập trung vào việc phân tích lựa chọn nội dung để phát huy tư duy tối đa của học sinh. Sau khi đưa vào thực nghiệm các lớp, nhận thấy hiệu quả khá cao đi sâu nghiên cứu bài học, đưa vào giảng dạy môn toán đối với dạy phép cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian. Từ đó lớp 5 đi sâu vào nghiêng cứu chuyên đề Biện pháp giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Mỹ Tú C thực hiện tốt phép cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian”

2. Thực trạng của vấn đề

Năm học 2023-2024, lãnh đạo nhà trường phân công giảng dạy ở khối 5, gồm 5 lớp với 131 học sinh. Sau khi nhận lớp, chúng tôi tìm hiểu và nhận thấy những ưu điểm và hạn chế, khó khăn sau:

2.1. Ưu điểm

2.1.1. Về giáo viên

Được BGH quan tâm chỉ đạo sâu sát, được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cũng như thiết bị dạy học.

Phòng học đầy đủ ánh sáng, đèn quạt đầy đủ, thoáng mát.

Đội ngũ giáo viên trong khối: 100% đạt chuẩn về chuyên môn trở lên.

Đồ dùng của giáo viên và học sinh đáp ứng yêu cầu trong việc dạy và học.

Phần lớn là giáo viên lớn tuổi, nhiệt tình có kinh nghiệm trong giảng dạy.

Giáo viên mạnh dạn trao đổi góp ý rút kinh nghiệm trong đồng nghiệp.

2.1.2. Đối với học sinh:

100% học sinh có đầy đủ SGK và đồ dùng học tập.

Đa số học sinh nhà ở gần trường nên thuận lợi cho việc đến trường.

Tỉ lệ học sinh trong khối lớp thực hiện được bốn phép tính cộng, trừ, nhân, chia, đạt yêu cầu khá cao.

2.2. Khó khăn

2.2.1. Đối với giáo viên                                                                        

Sử dụng công nghệ thông tin đáp ứng được trong giảng dạy nhưng hiệu quả chưa cao.

2.2.2. Đối với học sinh

       Học sinh phần lớn là con em của hộ gia đình kinh tế khó khăn phải đi làm ăn xa, thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình. Bên cạnh những em học tốt còn nhiều em phụ giúp gia đình, các em không tham gia đầy đủ các buổi học.

      Tư duy của học sinh tiểu học đang trong quá trình hình thành và phát triển còn ở giai đoạn tư duy cụ thể việc tiếp nhận các kiến thức toán học trừu tượng là vấn đề khó. Nhưng các phép tính liên quan đến số đo thời gian đòi hỏi các em phải dựa trên những cái đã biết, cái đã học để tìm ra kiến thức mới. Khi hình thành kiến thức các phép tính cho học sinh còn mang tính áp đặt.

       Hơn nữa các phép tính với số đo thời gian các em chỉ mới được làm quen ở lớp 5 nên khi làm bài tập các em cần phải tư duy mới làm được nhưng mà học sinh hay nhầm lẫn ở đơn vị đo thời gian, lúng túng trong việc chuyển đổi giữa các đơn vị thời gian.

       Khi làm bài, các em không đọc kĩ yêu cầu bài tập, thiếu sự suy nghĩ về dữ kiện và điều kiện đưa ra của bài tập dẫn đến tính toán thiếu chính xác.

       Học sinh ít tập trung vào bài học dẫn đến kiến thức tiếp thu qua bài học còn hạn chế chẳng hạn:

       Cách đặt tính theo cột dọc nhằm bước đầu giới thiệu và chuẩn bị cho việc học kỹ thuật thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia các số có nhiều chữ số ở lớp dưới và lên đến lớp 5 nâng cao hơn là học sinh được dạy phép cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian cụ thể là:         

- Trong thực tế học sinh thường mắc phải những lỗi sau:

Trong phép cộng: 4 giờ 55 phút + 8 giờ 57 phút

                          4 giờ 55 phút

                      ┼

                       8 giờ 57 phút

                       13 giờ 12 phút                    (nhớ qua hàng cao hơn)

 

                          4 giờ  55 phút

                      ┼

                       8 giờ  57 phút

                       12 giờ112 phút              (không đổi về đơn vị lớn hơn)     

Hoặc        

               4 giờ  55 phút

            ┼

             8 giờ  57 phút

              12 giờ112 phút (112 phút = 1giờ 52 phút)  (không ra kết quả cuối cùng)

 

Trong phép trừ: 14 ngày 15 giờ - 3 ngày 17 giờ

 

         14 ngày  15 giờ

     -

          3 ngày 17 giờ

Đổi   14 ngày 39 giờ

     -

           3 ngày 17 giờ   

    

         11 ngày 22 giờ               (đổi đơn vị lớn ra đơn vị bé quên bớt đi đơn vị đó)

 

Trong phép nhân: 13 phút 25 giây x 5

            13 phút 25 giây

          x

                        5

           65 phút 125 giây (125 giây = 2 phút 5 giây), (không ra kết quả cuối cùng).

Trong phép chia: 21 phút 15 giây : 5

 

 
 

 

 

 

 

 

             21 phút 15 giây    5

             1 phút= 60 giây                                4 phút 12 giây   ( đổi mà không cộng lại).

                        10

                          0

Tổng số học sinh khối 5 năm học 2023 - 2024 (131/60 nữ); trong đó

Lớp

TSHS

HS chưa thực hiện được

HS thực hiện được nhưng còn chậm

HS thực hiện tốt

TS

%

TS

%

TS

%

5A1

28/13

7

25,0

12

42,9

9

32,1

5A2

27/12

6

22,2

13

48,1

8

29,7

5A3

25/12

6

24,0

12

48,0

7

28,0

5A4

26/11

7

26,9

12

46,2

7

26,9

5A5

25/11

5

20,0

11

44,0

9

36,0

Cộng

131/60

31

23,7

60

45,8

40

30,5

Sau khi khảo sát, chúng tôi bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân để đưa ra biện pháp rèn kĩ năng tính toán phù hợp cho học sinh.

           Để hiểu rõ nguyên nhân, hoàn cảnh, môi trường và cách học của các em. Trước hết chúng tôi tìm hiểu về gia đình của các em, trực tiếp trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của các em qua đó nắm bắt việc học ở nhà của các em.

          Bên cạnh những bạn có ý thức học tập tốt thì cũng có những bạn về nhà chưa chú tâm vào việc học, nhất là trong dịp hè.

          Khi tìm hiểu các em thực hiện còn sai nhiều ở bốn phép tính, thì biết các em sống với ông bà đã lớn tuổi, không thể hướng dẫn em học, cộng thêm ý thức học tập chưa được tốt, trong suốt thời gian nghỉ hè, các em không tự học, nên khả năng cộng, trừ, nhân, chia chưa tiến bộ. Từ đó ảnh hưởng đến khả năng thực hiện bốn phép tính với số đo thời gian.

3. Yêu cầu cần phải thay đổi (cách dạy, cách học)

3.1. Giáo viên

           Trong quá trình dạy học chúng tôi sử dụng linh hoạt nhiều phương pháp tích cực chủ động của học sinh. Các phương pháp thường được sử dụng trong dạy phân môn toán chủ yếu là: phương pháp nêu vấn đề, phương pháp diễn giải, các phương pháp hoạt động nhóm. Thực hiện quy trình giảng dạy một cách linh hoạt nhằm đạt được mục tiêu yêu cầu bài dạy. Ở những bài tập có yêu cầu chia số đo thời gian có đổi từ đơn vị lớn sang đơn vị bé thì chúng tôi chú ý cho học sinh cách đổi kĩ hơn, có thể hướng dẫn học sinh vừa ghi nhớ nội dung vừa dựa vào bài mẫu trên bảng (điểm tựa) để thực hiện được bài làm của mình (cá nhân, nhóm) hoặc tổ chức thi đua tính đúng tính nhanh một cách nhẹ nhàng, gây hứng  thú cho học sinh. Trong quá trình dạy học, chúng tôi cũng thường phân chia đối tượng để có cách dạy phù hợp.

3.2. Học sinh

          Chiếm lĩnh các kiến thức được học. Giúp các em phát triển tư duy logic trong toán học, giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm cho học sinh. Rèn luyện cho học sinh các kĩ năng tính toán: (thực hiện được thành thạo bốn phép tính), cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian, quan trong nhất là các dạng bài toán có đổi.

4. Chương trình

- Trong chương trình Toán ở tiểu học, phép cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian được dạy theo phân phối chương trính SGK gồm 8 tiết  tuần 25, 26.

 

Tên bài

Tuần

Số tiết theo PPCT

Số tiết tăng  Tăng cường buổi 2

Thuyết

Luyện tập

Lí thuyết

Luyện tập

Bảng đơn vị đo thời gian

25

1

 

 

 

Cộng số đo thời gian

25

1

 

 

1

Trừ số đo thời gian

25

1

 

 

1

Luyện tập

 

 

1

 

 

Nhân số đo thời gian

26

 

 

 

1

Chia số đo thời gian

26

 

 

 

1

Luyện tập

 

 

1

 

 

Luyện tập chung

 

 

1

 

 

 

            Trong chương trình Toán ở tiểu học, phép cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian có liên quan trực tiếp đến các bài toán vận tốc, quãng đường, thời gian. Muốn cho học sinh học tốt dạng toán này thì giáo viên phải giúp cho các em nắm vững cách đổi và thực hiện thành thạo các phép tính cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.

5. MỤC TIÊU

5.1. Đối với cán bộ quản lý và giáo viên

 - Giúp CBQL hiểu và nắm bắt kịp thời những kiến thức, kĩ năng sư phạm cần thiết về dạng toán cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian, biết cách quản lí tốt chương trình, quản lí GV một cách khoa học.

- Giúp GV xác định được kĩ năng cần thiết để cung cấp kiến thức cho học sinh trong quá trình dạy đối với phép cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.

- Giúp GV trải nghiệm những kinh nghiệm trên lớp có hiệu quả sau một tiết dạy Toán.

- Bồi dưỡng kĩ năng viết chuyên đề, nâng cao tay nghề.

5.2. Đối với học sinh

- Giúp học sinh lĩnh hội cao kiến thức trong học tập, đặc biệt là thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian được thành thạo.

- Khắc sâu kiến thức cho các em một cách vững chắc để làm nền tảng cho việc thực hiện bốn phép tính số đo thời gian cao hơn đối với các lớp trên.

- Phát triển tư duy, óc tưởng tượng phong phú, nhạy bén trong học toán đặc biệt là các dạng toán có đổi số đo thời gian.

  1. Giải pháp

          Thứ nhất: Đào sâu kiến thức, kĩ thuật dạy học sát đối tượng học sinh

- Mối liên hệ mạch với những kiến thức đã học (vị trí của kiến thức, lôgic của kiến thức …)

- Khai thác trọng tâm kiến thức, kỹ năng của bài/của chuyên đề

- Khai thác đầy đủ, sâu sắc, phát hiện những mối liên hệ mật thiết.

- Lựa chọn các phương pháp kỹ thuật dạy học hình thức dạy học thích hợp.

+ Đưa ra những phương pháp, kỹ thuật dạy học đặc trưng hoặc những nhóm phương pháp phù hợp với bài dạy theo định hướng đổi mới.

+ Cơ sở lựa chọn phương pháp, kỹ thuật: Từ Phân tích sư phạm, đặc thù bộ môn, đối tượng học sinh, hiệu quả mỗi nhóm phương pháp, kỹ thuật dạy học …

+ Phối hợp các phương pháp truyền thống với phương pháp, kỹ thuật hiện đại.

  •  Phát hiện những kiến thức mà các em thường làm sai cụ thể như sau:

BT1 SGK Trang 132

  1. Thay vì học sinh thực hiện cách tính : 

                         4 giờ 55 phút

                      ┼

                       8 giờ 57 phút

                       13 giờ 12 phút                    (nhớ qua hàng cao hơn)            

Do học sinh chưa nắm vững kiến thức về phép tính với số đo thời gian chưa chính xác. Giáo viên cần hướng dẫn và khắc sâu kiến thức để đi đến cách giải đúng nhất là:

Để học sinh nhận biết, tôi hỏi:

+ 4 giờ 55 phút + 8 giờ 57 phút

+ Ta làm thế nào? (HS: đặt tính)

+ Vậy khi đặt tính ta phải đặt thẳng cột viết bắt đầu từ trái  sang phải và khi cộng thực hiện từ phải sang trái, không được nhớ từ hàng thấp nhớ sang hàng cao hơn như: 55 phút  + 57 phút= 112 phút, viết 12 phút); (4 giờ+ 8 giờ = 12 giờ, viết 12 giờ) sau đó ta đổi 112 phút = 1giờ 52 phút  rồi cộng với 12 giờ ta được kết quả là 13 giờ 52 phút .

Từ đó cho học sinh nhận ra lỗi sai và sửa lại cho đúng

                            4 giờ 55 phút

                      ┼

                       8 giờ 57 phút

                       12 giờ 112 phút                    

             ( 112 phút = 1 giờ 55 phút )

 Vậy: 4 giờ 55 phút + 8 giờ 57 phút = 13 giờ 52 phút   

       Thứ hai: Hướng dẫn học sinh nắm vững cấu tạo hàng đơn vị

  - Việc học sinh nhớ và mượn không đúng hàng đơn vị một phần là do học sinh chưa nắm vững cấu tạo số đo thời gian. Đổi mà không cộng lại khi thực hiện phép chia là do các em chưa nắm vững kiến thức.

- Biện pháp này giúp học sinh nắm vững cấu tạo của số đo thời gian giữa các hàng đơn vị liên tiếp liền kề.

- Thực hiện: Đối với những học sinh tiếp thu nhanh hơn, tôi yêu cầu các em nhắc lại cấu tạo của một số đo thời gian (có ví dụ cụ thể). Đối với những học sinh chưa hoàn thành, tôi có thể sử dụng bằng cách, thao tác trên bảng các hàng của số đo thời gian.

 

BT2 SGK Trang 133

b)Thay vì học sinh thực hiện cách tính của mình:

     14 ngày 15 giờ

  -     3 ngày 17 giờ

   10 ngày 08 giờ

Đây là sai lầm đối với nhiều học sinh, do học sinh thực hiện nhẫm đổi không cần theo quy trình dẫn đến thực hiện chưa chính xác phép tính. Lúc này giáo viên cần thực hiện lại các bước đúng theo quy trình để thực hiện phép tính cho học sinh nhận ra cái thiếu sót của bản thân mà tự khắc phục.

Để học sinh nhận biết, tôi hỏi:

+  14 ngày 15 giờ - 3 ngày 17 giờ

+ Ta làm thế nào? (HS: đặt tính)

+ Vậy khi đặt tính ta phải đặt thẳng cột bắt đầu từ hàng cao nhất từ trái sang phải và khi trừ ta trừ bắt đầu từ phải sang trái, ta lấy 15 giờ trừ cho 17 giờ không được, ta phải mượn 1 ngày đổi thành 24 giờ rồi cộng với 15 giờ ta được 39 giờ. Từ đó ta có (39 giờ - 17 giờ = 22 giờ và 13 ngày – 3 ngày = 10 ngày)

Từ đó cho học sinh nhận ra chỗ sai và sửa lại cho đúng:

                  14 ngày 15 giờ         Đổi       13 ngày 39 giờ                                      

                -  3 ngày 17 giờ                      -   3 ngày 17 giờ   

                                                               10 ngày 22 giờ

Thứ ba:  Hướng dẫn chuyển đổi giữa các đơn vị:

BT1 SGK Trang 135

        a)  Thay vì

           4 giờ 23 phút         học sinh lại tính                  4 giờ 23 phút         

             x                                                         x

                        4                                                        4

            16 giờ 92 phút = 17 giờ 32 phút            16 giờ 92 pút

BT1 SGK Trang 137

      d)  21 phút   15 giây   5                                     

             1 phút= 60 giây  4 phút 15 giây

                         75 giây

                         25

                           0

học sinh lại tính               21 phút    15 giây      5

                                           1 phút= 60 giây    4 phút 12 giây

                                               10

                                                 0

 

      

Ví dụ 3: Muốn cho học sinh nhân đúng số 4 giờ 23 phút x 4 tôi thực hiện như sau: Yêu cầu học sinh so sánh rồi thực hiện đổi.

Để học sinh nhận biết, tôi hỏi:

+ 23 phút x 4 được kết quả là bao nhiêu? (92 phút)

+ 4 giờ x 4 được kết quả là bao nhiêu? (16 giờ)

+ Số 4 giờ 23 phút x 4 được kết quả là bao nhiêu? (16 giờ 92 phút)

+ Vậy 92 phút lớn hơn một giờ ta phải đổi, lấy 92 phút chia 60 được 1giờ 32 phút, rồi lấy 16 giờ cộng với 1 giờ 32 phút. Từ đó ta có (4 giờ 23 phút x 4 = 17 giờ 32 phút).

Từ đó học sinh nhận ra lỗi sai và sửa lại cho đúng

      

 4 giờ 23 phút

 x

            4

16 giờ 92 phút (92 phút = 1 giờ 32 phút)

4 giờ 23 phút x 4 = 17 giờ 32 phút

Muốn cho học sinh chia đúng số 21 phút 15 giây : 5 tôi thực hiện như sau: Yêu cầu học sinh chuyển đổi phần dư sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề rồi cộng với đơn vị nhỏ đã cho mới chia tiếp.

Để học sinh nhận biết, tôi hỏi:

+ 21 phút : 5 được kết quả là bao nhiêu? dư bao nhiêu? (4 phút, dư 1 phút), vậy còn dư 1 phút ta muôn chia tiếp đơn vị liền kề thì phải làm sau? (đổi 1 phút= 60 giây + 15 giây = 75 giây)

+ 75 giây : 5 được kết quả là bao nhiêu? (15 giây)

+ 21 phút 15 giây : 5 được kết quả là bao nhiêu? (4 phút 15 giây)

+ Vậy 21 phút : 5 ta được 4 lần, 4 nhân 5 được 20 phút, 21 phút trừ 20 phút còn dư lại 1 phút. Muốn chia tiếp đơn vị giây ta phải đổi 1 phút = 60 giây rồi cộng với 15 giây bằng 75 giây rồi lấy 75 giây chia cho 5 được 15 giây.

Từ đó học sinh nhận ra lỗi sai và sửa lại cho đúng

21 phút   15 giây    5                                               

  1 phút= 60 giây   4 phút 15 giây

                       75 giây

                       25

                 0

Thứ : Các phương pháp, kỹ năng dạy học:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Nghiên cứu các tài liệu và văn bản chỉ đạo có liên quan đến chuyên đề.

- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

+ Phương pháp giao việc: Lớp học được chia thành các nhóm cố định khi các nhóm được giao việc trước hết các em làm việc cá nhân, trao đổi cặp đôi, chia sẻ trong nhóm.

+ Phương pháp điều tra: kiểm tra mức độ đạt được đối với các bài học dạng phép cộng, trừ, nhân, chia với số đo thời gian.

+ Phương pháp hỏi đáp: trả lời câu hỏi có liên quan đến bài học.

+ Phương pháp thu thập thông tin: rà soát nắm những học sinh khó khăn, tiếp thu chậm để chăm bồi.       

- Nhóm phương pháp hỗ trợ: Thống kê, đối chiếu kết quả học toán giữa các lớp trong phạm vi khối để có hướng hỗ trợ.

Kỹ năng dạy học:

+ Kỹ năng tính toán:  Tính nhanh, tính nhẫm, tính được các bài toán cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian, đặt tính rồi tính.

+ Kỹ năng quan sát: Bao quát, theo dõi, giúp đỡ những em khó khăn khi thực hiện cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề: Giải quyết nhanh các thực trạng  mắc phải dạng phép cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.

 

       7. Kết quả các tiết/ bài dạy

          - Thiết kế các bài dạy thể nghiệm/đối chứng, so sánh.

         + Một bài có thể dạy ở các lớp (đối tượng học sinh) khác nhau.

         + Một lớp/đối tượng học sinh có thể dạy thể nghiệm nhiều bài trong chuyên đề.

Lớp

TSHS

HS chưa thực hiện được

HS thực hiện được nhưng còn chậm

HS thực hiện tốt

TS

%

TS

%

TS

%

5A1

28/13

2

7,1

11

39,3

15

53,6

5A2

27/13

2

7,4

10

37,0

15

55,6

5A3

25/12

1

4,0

10

40,0

14

56,0

5A4

26/11

1

3,8

9

34,6

16

61,6

5A5

25/11

0

 

11

44,0

14

56,0

Cộng

131/60

6

4,6

51

38,9

74

56,5

 

           Trên đây, là một số biện pháp cơ bản đã vận dụng trong quá trình dạy học sinh thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian, sao cho các em hạn chế được tối đa những lỗi mà các em có thể mắc phải. Với những kinh nghiệm đã có được trong nhiều năm dạy môn Toán lớp 5, sau một thời gian vận dụng các biện pháp nêu trên vào giảng dạy thì cho  thấy kết quả học tập môn Toán của học sinh đã có những chuyển biến nhất định. Đó chính là mong muốn của bản thân tôi và cũng như của tất cả các thầy giáo, cô giáo.

8. Bài học kinh nghiệm

- Vận dụng kết quả phân tích các tiết dạy thể nghiệm: ...

+ Rèn kĩ năng làm tính cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.

+ Những khó khăn và sai lầm thường gặp khi cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian – cách khắc phục.

Qua thực hiện kế hoạch chuyên đề, chúng tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau:

- Thường xuyên ra bài tập cho các em giải thêm ở nhà. Trên lớp cũng cho bài tập giải thêm 15 phút đầu giờ. Tạo cơ hội hơn cho các em được thực hành nhiều và nhận xét, tuyên dương để các em thấy được sự nổ lực của mình đã có kết quả đáng khen ngợi.

- Cần sử dụng linh hoạt nhiều hình thức, phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh để thu hút các em vào việc học.

- Phải tích cực phối hợp với phụ huynh cũng như các giáo viên khác, tạo cơ hội cho các em thể hiện khả năng của mình.

         

  1. Kết luận

            Với Biện pháp giúp học sinh lớp 5 trường Tiểu học Mỹ Tú C thực hiện tốt phép cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian”

 Với cùng một dạng toán cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian đã áp dụng vào giảng dạy từng lớp,  cho thấy  qua so sánh, đối chiếu kết quả học tập của học sinh các lớp  thì tỷ lệ học sinh còn mắc phải những lỗi như  đã nêu ở trên đã giảm.

Học sinh phấn chấn hơn trong giờ học toán cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian.

Các em tự tin hơn không phải rụt rè khi trình bày kết quả như trước kia.

Trong khuôn khổ của chuyên đề, với những kinh nghiệm xây dựng, thực tiễn trong quá trình trực tiếp giảng dạy cho thấy việc học phép tính cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian là những kiến thức nền tảng để học sinh tiếp tục học tính toán ở mức độ cao hơn. Nếu trong quá trình học tập, học sinh không được giáo viên hướng dẫn tận tình, chu đáo hoặc các em không tích cực, tự giác, chủ động học tập thì việc hình thành các kỹ năng tính toán sẽ bị hạn chế. Từ những hạn chế, tồn tại của học sinh trong quá trình học phép tính cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian với áp dụng một số biện pháp giúp học sinh củng cố bảng cộng, trừ có nhớ, nắm vững cấu tạo số và nắm vững kỹ thuật tính. Theo tôi, đó là những biện pháp cơ bản để giúp học sinh hình thành kỹ năng tính cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian. Với những biện pháp đã nêu và khi vận dụng vào quá trình giảng dạy đã giúp các em khắc phục những lỗi sai và dần củng cố các kỹ năng cần thiết khi thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia số đo thời gian sau này một cách thành thạo hơn.

Qua chuyên đề, cũng đã tự rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải bảo đảm giảng dạy có tính hệ thống, giúp học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản và có kỹ năng thực hành tốt. Giáo viên cần chú ý đến từng đối tượng học, tạo cơ hội để tất cả học sinh đều được tham gia vào các hoạt động học tập theo khả năng của mình.               

Trên đây là những kinh nghiệm đã đúc kết được, rất mong các bạn đồng nghiệp trao đổi, góp ý, bổ sung để tiếp tục chỉnh sửa vận dụng một cách có hiệu quả, góp phần đổi mới  phương pháp giảng dạy và đưa chất lượng học tập của các em học sinh ngày càng đi lên; góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

 Xin chân thành cảm ơn!

                                                          

                                                                      Mỹ Tú, ngày …. tháng 04 năm 2024

           BGH Duyệt                                                         Nhóm thực hiện

 

 

 

                                                                                        Tổ khối 5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thứ …… ngày … tháng 4 năm 2024

TOÁN (TIẾT 127)                                         

CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN CHO MỘT SỐ

    A. YÊU CẦU

        -  Biết thực hiện phép chia thời gian cho một số.

        -  Vận dụng để giải một số bài toán có nội dung thực tế.

       - Giáo dục tính cận thận trình bày khoa học.        

        - Cả lớp làm được BT1.

       * HS vt giải BT2.

    B. ĐỒ DÙNG

    - GV: Bảng phụ.

    - HS: Bảng con, bảng nhóm.

    C. LÊN LỚP

                                      Hoạt động của gv

Hoạt động của hs

1/ Ổn định

2/ Kiểm tra

  • Cho HS lên bảng giải 2 BT sau:

7 năm 8 tháng x 3 = ?

3 giờ 25 phút x 5 = ?

  • GV nhận xét.
  • GV nhận xét kết luận. (23 năm ; 17 giờ 5 phút)

3/ Bài mới

a/ GT : Tiết học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu tiếp về phép chia số đo thời gian cho một số.

          - Gv ghi tựa bài.

b/ Tìm hiểu chia số đo thời gian cho một số

VD1: Cho HS đọc VD và nêu phép tính tương ứng.

  • Ta thực hiện phép chia 42 phút 30 giây : 3 = ?
  • Ta đặt tính rồi tính .

 

 
 
 

 

 

42 phút 30 giây    3

12                        14 phút 10 giây

  1.   30 giây

           00

Vậy 42 phút 30 giây : 3 = 14 phút 10 giây

VD2 : Cho HS nêu tiếp VD2 và đặt tính.

  • GV cho HS đặt tính và tính.7 giờ 40 phút chia : 4 = ?

 

 
 
 

 

 

7 giờ      40 phút    4

3 giờ = 180 phút   1 giờ 55 phút

             220 phút

               20

                 0

Vậy 7 giờ 40 phút : 4 = 1 giờ 55 phút.

  • Cho HS nêu cách tính.
  • GV chốt lại cách tính.

Quy tắc: Muốn chia số đo thời gian cho một số. Trước tiên ta chia số ở hàng lớn xong, sau đó ta chia tiếp số ở hàng nhỏ hơn liên tiếp. Nếu chia số ở hàng lớn mà còn dư thì ta đổi số dư đó ra hàng nhỏ và cộng với số ở hàng nhỏ rồi chia tiếp lần lược như thế cho đến khi hết phép tính.

c/ Luyện tập

* Bài 1 : Cho HS đọc yêu cầu BT1.                

       -    Cho HS làm bài.

       -    Cho đại diện trình bày kết quả .

       -    Gv chốt lại:

         a) 24 phút 12 giây : 4 = 6 phút 3 giây

         b) 35 giờ 40 phút : 5 = 7 giờ 8 phút

         c) 10 giờ 48 phút : 9 = 1 giờ 12 phút

         d) 18,6 phút : 6 = 3,1 phút

* Bài 2 : (HS vt giải BT2).                                                         

4-5/ Củng cố - Dặn dò

          - Cho hs nhắc lại tựa bài .

          - Cho HS thi giải BT sau :

                   9 giờ 30 phút : 2 = ?

   &n

Kỹ năng sống
Kiến thức phổ thông
Thống kê truy cập
  • Hôm nay: 61
  • Trong tuần: 278
  • Trong tháng: 233
  • Trong năm: 6113
  • Tất cả: 16785